Phòng 1 Viện KSND tỉnh Bình Định đạt nhiều thành tích cao trong công tác phòng, chống tham nhũng

Nhìn lại chặng đường hơn 7 năm kể từ khi thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đến nay, Phòng THQCT KSĐT, KSXXST án hình sự về an ninh, ma túy, kinh tế và tham nhũng, chức vụ (Phòng 1) Viện KSND tỉnh Bình Định luôn tự hào về những kết quả đã đạt được, nhất là trong công tác đấu tranh với tội phạm về tham nhũng, chức vụ.

Trong thời gian qua, trước diễn biến phức tạp của tình hình tội phạm, ngày càng có nhiều vụ án mà các đối tượng phạm tội sử dụng những thủ đoạn tinh vi để chiếm đoạt tài sản, nhất là các vụ án về kinh tế và tham nhũng, chức vụ gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do Ban Nội chính Tỉnh ủy theo dõi, chỉ đạo và những vụ án được dư luận xã hội quan tâm; Phòng thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm án hình sự về an ninh, ma túy, kinh tế và tham nhũng, chức vụ luôn nêu cao tinh thần, trách nhiệm thực hiện công tác THQCT, KSĐT, KSXX chặt chẽ, kịp thời nên đã đạt được kết quả tích cực trong công tác đấu tranh, phòng, chống tội phạm nói chung và phòng, chống tội phạm tham nhũng, chức vụ nói riêng. Cụ thể số liệu từ năm 2013 đến năm 2020 như sau:

 

Trong giai đoạn giải quyết tin báo, thụ lý tổng cộng 211 tin báo (số mới là 204 tin), giải quyết 202 tin (trong đó khởi tố 129 tin, không khởi tố 66 tin, chuyển nơi khác 03 tin, tạm đình chỉ 04 tin), hiện còn 09 tin, đạt tỷ lệ giải quyết 95%. Riêng tin báo về tham nhũng, chức vụ là 09 tin, đã giải quyết 09 tin (trong đó khởi tố 07 tin, không khởi tố 02 tin), đạt tỷ lệ giải quyết 100%.

 

Trong giai đoạn điều tra, thụ lý tổng cộng 172 vụ/499 bị can, trong đó cấp tỉnh khởi tố mới 129 vụ/414 bị can), đã giải quyết 155 vụ/462 bị can (kết thúc điều tra 146 vụ/374 bị can), hiện còn 17 vụ/37 bị can, đạt tỷ lệ giải quyết 90%. Riêng án tham nhũng, chức vụ là 07 vụ/15 bị can, đã giải quyết kết thúc điều tra đề nghị truy tố 07 vụ/15 bị can, đạt tỷ lệ giải quyết 100%.

 

Trong giai đoạn truy tố, thụ lý tổng cộng 146 vụ/374 bị can, đã giải quyết 143 vụ/367 bị can (trong đó truy tố chuyển tòa 141 vụ/360 bị can), hiện còn 03 vụ/07 bị can, đạt tỷ lệ giải quyết 97%. Riêng án tham nhũng là 07 vụ/15 bị can, đã giải quyết truy tố chuyển tòa 07 vụ/15 bị can, đạt tỷ lệ giải quyết 100%.

 

Trong giai đoạn xét xử, thụ lý tổng cộng 160 vụ/383 bị cáo (án mới là 142 vụ/361 bị cáo, trong đó Vụ 6 Viện KSND tối cao truy tố phân công Viện KSND tỉnh Bình Định kiểm sát xét xử 01 vụ/01 bị cáo). Tòa án đã giải quyết xét xử 152 vụ/365 bị cáo, hiện còn 08 vụ/18 bị cáo, đạt tỷ lệ giải quyết 95%. Riêng án tham nhũng, chức vụ là 09 vụ/17 bị cáo (án cũ 01 vụ/01 bị cáo, 01 vụ/01 bị cáo phạm tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng do Viện KSNDTC phân công kiểm sát xét xử); Tòa đã xét xử xong 06 vụ/07 bị cáo, trong đó có những vụ án gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng như vụ Hồ Thị Thu Hương – Thủ quỹ tại ngân hàng BIDV Phú Tài tham ô 31 tỷ đồng hay vụ Đinh Phương Nam – Quản lý, vận hành, bảo dưỡng máy móc của Công ty TNHH may Vinatex Bồng Sơn (trực thuộc Công ty CP đầu tư phát triển Vinatex - Tập đoàn dệt may Việt Nam giữ 51% cổ phần) tham ô 918 triệu đồng; còn 03 vụ/10 bị cáo thì có 02 vụ/06 bị cáo Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định đã lên lịch để xét xử trong tháng 9 này.

 

Bên cạnh tỷ lệ giải quyết tin báo và án hình sự về tham nhũng, chức vụ đạt kết quả cao thì việc thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng - chức vụ đạt tỷ lệ cao, cụ thể: Tổng số tài sản bị chiếm đoạt, thiệt hại trong các vụ án kinh tế, tham nhũng - chức vụ là 94.463.935.334 đồng, số tài sản đã thu hồi được là 89.122.477.900 đồng, đạt tỷ lệ 94%, cao hơn so với chỉ tiêu của Quốc hội đề ra 34%.

 

 

Đồng chí Đỗ Văn Quý - Trưởng phòng 1 (thứ 4 từ trái sang) nhận Giấy khen của Ban Nội chính Tỉnh ủy về công tác nội chính và PCTN năm 2019.

 

Nhắc đến công tác phối hợp với Ban Nội chính Tỉnh ủy Bình Định thì kể từ khi có Quy chế phối hợp giữa Ban Nội chính Tỉnh ủy Bình Định với Ban Cán sự đảng Viện KSND tỉnh Bình Định về công tác nội chính và phòng chống tham nhũng, hàng năm lãnh đạo Phòng 1 đều tham gia cùng Ban Nội chính Tỉnh ủy tiến hành kiểm tra công tác phòng chống tham nhũng từ năm 2013 đến năm 2020 là 46 lượt đơn vị gồm các các sở, ban, ngành và các huyện, thị xã, thành phố. Qua đó, mối quan hệ giữa Phòng 1 và các Phòng nghiệp vụ của Ban Nội chính Tỉnh ủy ngày càng được củng cố chặt chẽ. Chế độ trao đổi thông tin khi thực hiện các báo cáo về phòng, chống tham nhũng được chú trọng, nhất là việc giải quyết và báo cáo các vụ án kinh tế, tham nhũng do Ban Nội chính Tỉnh ủy theo dõi, chỉ đạo, qua đó chất lượng công tác của cả 2 đơn vị đều được nâng cao, góp phần thực hiện tốt công tác nội chính và phòng chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của địa phương.

 

Ngoài công tác THQCT, kiểm sát việc giải quyết tin báo và án hình sự, Phòng cũng luôn quan tâm đến các công tác khác như:

 

Công tác hướng dẫn, chỉ đạo án cấp huyện:Trong giai đoạn 2013 - 2020, căn cứ vào Kế hoạch công tác của Viện tỉnh, Hướng dẫn công tác nghiệp vụ của Viện KSND tối cao, hàng năm Phòng đã xây dựng hướng dẫn công tác nghiệp vụ cho Viện kiểm sát cấp huyện ngay từ đầu năm để hướng dẫn thực hiện một cách thống nhất, đồng bộ. Ngoài việc trao đổi nghiệp vụ bằng nhiều hình thức khác nhau, Phòng 1 trực tiếp nghiên cứu và phúc đáp 49 trường hợp do Viện kiểm sát cấp huyện xin thỉnh thị, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho các đơn vị cấp huyện hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhất là những vụ án tham nhũng phức tạp có nhiều quan điểm khác nhau giữa 3 Ngành làm án cấp huyện như vụ Lê Đức Hải phạm tội Tham ô tài sản xảy ra tại huyện Vĩnh Thạnh hay vụ Trần Hữu Hanh phạm tội Tham ô tài sản xảy ra trên địa bàn TP Quy Nhơn, …, các trường hợp trả lời thỉnh thị đều có quan điểm chỉ đạo rõ ràng, đảm bảo chính xác, tránh oan, sai, đúng quy chế của Ngành và trên cơ sở pháp luật.

 

Công táctổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm: Trong hơn 07 năm qua, Phòng 1 đã phối hợp với TAND tỉnh Bình Định tổ chức 24 phiên tòa rút kinh nghiệm, trong đó có 04 phiên tòa rút kinh nghiệm được tổ chức bằng hình thức truyền hình trực tuyến đến Viện KSND 02 cấp trong ngành KSND tỉnh Bình Định. Đạt và vượt chỉ tiêu theo yêu cầu.

 

Công tác ban hành kháng nghị, kiến nghị:Về kháng nghị, Phòng đãtham mưu cho Viện trưởng Viện KSND tỉnh Bình Định ban hành 02 kháng nghị theo hướng tăng hình phạt. Kết quả: 01 kháng nghị được Viện KSND cấp cao tại Đà Nẵng chấp nhận kháng nghị; 01 kháng nghị chưa có kết quả.Về kiến nghị, từ năm 2013 đến 2020, Phòng đã ban hành tổng cộng 25 kiến nghị. Nội dung các kiến nghị chủ yếu là về việc vi phạm thời hạn giải quyết tin báo, việc áp dụng BLTTHS và BLHS của CQĐT; việc vi phạm thời hạn chuẩn bị xét xử và vi phạm thời hạn gửi bản án của Tòa án. Còn lại là các kiến nghị trong các cuộc phối hợp kiểm sát trực tiếp. Tất cả các kiến nghị đều được Cơ quan CSĐT và Tòa án chấp nhận và khắc phục.

 

Công tác xây dựng chuyên đề và tham mưu tổ chức các Hội thảo: Phòng 1 luôn tích cực trong công tác xây dựng Chuyên đề và phối hợp với các phòng nghiệp vụ khác trong việc tổ chức các Hội thảo. Trong những năm qua Phòng đã xây dựng nhiều chuyên đề có chất lượng cao điển hình như: “Thực trạng và giải pháp nhằm giảm tỷ lệ Tòa án trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung các vụ án kinh tế, tham nhũng, nhất là những vụ án do Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng chỉ đạo”, “Thực trạng và giải pháp nhằm đảm bảo việc thu hồi tiền, tài sản bị chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng”, “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm sát hoạt động trưng cầu giám định tư pháp phục vụ cho công tác giải quyết các vụ án hình sự”,… Phối hợp để tổ chức các Hội thảo điển hình như Hội thảo “Hạn chế án hình sự bị hủy để điều tra, xét xử lại; án trả hồ sơ điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng có liên quan đến trách nhiệm của Kiểm sát viên”, …

 

Công tác thực hiện các khâu công tác đột phá: Trong những năm qua, Phòng luôn nghiêm túc thực hiện các khâu công tác đột phá của ngành cũng như của cơ quan đưa ra. Điển hình là khâu công tác đột phá do toàn ngành phát động “Hạn chế án hình sự trả hồ sơ điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng có liên quan đến trách nhiệm của KSV”. Từ năm 2013 đến năm 2020, tỷ lệ án trả hồ sơ điều tra bổ sung của Phòng liên tục giảm, nếu như tỷ lệ án trả hồ sơ điều tra bổ sung năm 2013 (khi chưa thực hiện khâu công tác đột phá về hạn chế án bị trả hồ sơ điều tra bổ sung) lên tới 30% thì tới những năm gần đây tỷ lệ án trả của Phòng hầu hết là dưới 03%. Qua việc thực hiện các khâu công tác đột phá mà chất lượng đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên của Phòng không ngừng được nâng cao, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước đã giao cho ngành kiểm sát.

 

Tóm lại, từ năm 2013 đến năm 2020, Phòng thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm án hình sự về an ninh, ma túy, kinh tế và tham nhũng, chức vụ Viện KSND tỉnh Bình Định, đã hoàn thành tốt hầu hết các chỉ tiêu nghiệp vụ theo kế hoạch đề ra. Đó là: tỷ lệ giải quyết tin báo, tỷ lệ án kết thúc điều tra, tỷ lệ án truy tố cũng như án xét xử đều đạt trên 90%, tỷ lệ giải quyết các vụ việc về tham nhũng, chức vụ đạt 100%, tỷ lệ thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng cao, đạt 94% vượt 34% so với chỉ tiêu của Quốc hội đề ra; không có trường hợp đình chỉ điều tra do không phạm tội; không có bị cáo Viện kiểm sát truy tố Tòa tuyên không phạm tội. Với những thành tích đã đạt được, đối chiếu với tiêu chuẩn thi đua, khen thưởng, đơn vị được Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Viện KSND tỉnh xét, đề nghị Viện trưởng Viện KSND tối cao tặng Bằng khen vì đã có thành tích cao trong công tác phòng, chống tham nhũng./.

 

Thu Hà

CÁC BÀI LIÊN QUAN

Trở về 1 2 3 4 5 Tiếp

Số lượt truy cập:7,742,413 lượt

Số người online:1,796 người

© Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Định thiết kế và giữ bản quyền
Mong bạn đọc góp ý kiến. Thư điện tử liên hệ: trangtinvks_binhdinh@vks.gov.vn