Phương pháp tính ngày, tháng, năm tuổi và thời hạn tạm giam

Xác định chính xác ngày, tháng, năm tuổi của người tham gia tố tụng nói chung và của bị can, bị cáo, bị hại trong vụ án hình sự nói riêng (đặc biệt đối với trường hợp người chưa thành niên) có ý nghĩa rất quan trọng trong việc áp dụng pháp luật nội dung và pháp luật hình thức để giải quyết án, như: quyết định đường lối xử lý, áp dụng biện pháp ngăn chặn, xác định tội danh, áp dụng loại và mức hình phạt…

Tuy nhiên, qua kinh nghiệm được phân công THQCT và KSĐT, KSXX một số vụ án, tôi nhận thấy vẫn còn có Điều tra viên, Thẩm phán xác định chưa chính xác độ tuổi của đối tượng hoặc sử dụng cách tính độ tuổi còn rất lúng túng, chưa khoa học. Sau đây, tôi xin trình bày một phương pháp tính ngày, tháng, năm tuổi rất dễ áp dụng, khoa học, dựa trên phương pháp chúng ta thực hiện phép tính trừ trong toán học. Cụ thể như sau:

 

I- Phương pháp tính ngày, tháng, năm tuổi:

 

- Bước 1: Ghi ngày/tháng/năm phạm tội ở hàng trên và ngày/tháng/năm sinh ở hàng dưới.

 

- Bước 2: Lấy hàng trên trừ cho hàng dưới (“số ngày” trừ cho “số ngày”, “số tháng” trừ cho “số tháng”, “số năm” trừ cho “số năm”; theo nguyên tắc tính từ trái qua phải: từ ngày  tháng  năm).

 

Ví dụ 1:

 

Công thức

 

- Bước 3: Trường hợp nếu “số ngày” hoặc “số tháng” của hàng trên nhỏ hơn “số ngày” hoặc “số tháng” của hàng dưới thì phải mượn giá trị để thực hiện phép trừ, cụ thể:

 

+ Nếu “số ngày” hàng trên nhỏ hơn “số ngày” hàng dưới thì lấy “số ngày” hàng trên cộng với tổng số ngày của tháng liền kề trước tháng phạm tội, trừ đi “số ngày” hàng dưới. Sau đó phải trả lại giá trị đã mượn (01 tháng) vào “số tháng” của hàng dưới bằng cách cộng thêm 01.

 

Ví dụ 2:

 

Công thức

 

+ Nếu “số tháng” hàng trên nhỏ hơn “số tháng” hàng dưới thì lấy “số tháng” hàng trên cộng với tổng số tháng của 1 năm (12), trừ đi “số tháng” hàng dưới. Sau đó phải trả lại giá trị đã mượn (01 năm) vào “số năm” của hàng dưới bằng cách cộng thêm 01.

 

Ví dụ 3:

 

Công thức

 

II- Phương pháp tính thời hạn tạm giam:

 

- Bước 1: Lập bảng thống kê về số thứ tự của tất cả các ngày trong năm.

 

Chúng ta đều biết, mỗi năm có tổng cộng 365 ngày (hoặc 366 ngày đối với năm nhuần), bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 (tức ngày thứ 01) và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 (tức ngày thứ 365 đối với năm thường hoặc 366 đối với năm nhuần). Chúng ta lập 02 bảng thống kê về số thứ tự của tất cả các ngày trong năm (01 cái cho năm thường và 01 cái cho năm nhuần). Có thể lập như sau:

 

Công thức

Công thức

 

- Bước 2: Tính ngày kết thúc lệnh tạm giam hoặc tính tổng số ngày đã bị tạm giam bằng cách sử dụng phép tính cộng, trừ.

 

* Tính ngày kết thúc lệnh tạm giam:

 

+ Lấy số thứ tự của ngày bắt đầu, cộng với tổng số ngày cần tạm giam (quy đổi từ số tháng tạm giam ra số ngày tạm giam) và trừ đi 01.

 

Ví dụ 1:

 

Nguyễn Văn A cần tạm giam 04 tháng, kể từ ngày 15/02/2014.

 

Ngày 15/02/2014 = ngày thứ 46; 04 tháng = 120 ngày -> (46 + 120 – 01) = 165. Ngày kết thúc là: 14/6/2014 (tương ứng với ngày thứ 165).

 

+ Nếu kết quả là số lớn hơn tổng số ngày của năm (> 365 đối với năm thường và > 366 đối với năm nhuần) thì lấy số đó trừ đi tổng số ngày của năm.

 

Ví dụ 2:

 

Ngày 15/11/2014 = ngày thứ 319; 03 tháng = 90 ngày -> (319 + 90 – 01) = 408; 408 – 365 = 43). Ngày kết thúc là: 12/02/2015 (tương ứng với ngày thứ 43).

 

Công thức:

 

Ngày kết thúc (STT) = Ngày bắt đầu (STT) + TS ngày tạm giam – 1

 

Ngày kết thúc (STT) = (Ngày bắt đầu (STT) + TS ngày tạm giam – 1) – TS ngày của năm

 

* Tính tổng số ngày đã bị tạm giam:

 

+ Nếu ngày bắt đầu tạm giam và ngày kết thúc tạm giam trong cùng năm thì lấy số thứ tự của ngày kết thúc, trừ đi số thứ tự của ngày bắt đầu và cộng thêm 01.

 

Ví dụ 3:

 

Nguyễn Văn A đã bị tạm giam kể từ ngày 15/02/2014 đến ngày 14/6/2014.

 

Ngày 14/6/2014 = ngày thứ 165; ngày 15/02/2014 = ngày thứ 46 -> (165 – 46 + 01) = 120. Tổng số ngày đã tạm giam là: 120 ngày.

 

+ Nếu ngày bắt đầu tạm giam và ngày kết thúc tạm giam nằm trong 02 năm liền kề nhau thì lấy tổng số ngày của năm bắt đầu tạm giam trừ đi số thứ tự của ngày bắt đầu, cộng với số thứ tự của ngày kết thúc và cộng thêm 01.

 

Ví dụ 4:

 

Nguyễn Văn A đã bị tạm giam kể từ ngày 15/11/2014 đến ngày 12/02/2015.

 

Ngày 15/11/2014 = ngày thứ 319; ngày 12/02/2015 = ngày thứ 43 -> [(365 – 319) + 43 + 01] = 90. Tổng số ngày đã tạm giam là: 90 ngày.

 

+ Nếu ngày bắt đầu tạm giam và ngày kết thúc tạm giam nằm trong 02 năm không liền kề nhau thì lấy tổng số ngày của năm bắt đầu tạm giam trừ đi số thứ tự của ngày bắt đầu, cộng với tổng số ngày của những năm giữa, cộng với số thứ tự của ngày kết thúc và cộng thêm 01.

 

Ví dụ 5:

 

Nguyễn Văn A đã bị tạm giam kể từ ngày 15/11/2013 đến ngày 12/02/2015.

 

Ngày 15/11/2013 = ngày thứ 319; ngày 12/02/2015 = ngày thứ 43 -> [(365 – 319) + 365 + 43 + 01] = 455. Tổng số ngày đã tạm giam là: 455 ngày.

 

Công thức:

 

Cùng 1 năm: TS ngày tạm giam = Ngày kết thúc (STT) – Ngày bắt đầu (STT) + 1

 

2 năm liền kề: TS ngày tạm giam = [(TS ngày của năm bắt đầu - Ngày bắt đầu (STT) ) + Ngày kết thúc (STT) + 1]

 

2 năm không liền kề: TS ngày tạm giam = [(TS ngày của năm bắt đầu - Ngày bắt đầu (STT) ) + TS ngày của năm giữa + Ngày kết thúc (STT) + 1]

 

Nguyễn Anh Thương - KSVSC

Viện KSND huyện Vĩnh Thạnh

 

CÁC BÀI LIÊN QUAN

Trở về 1 2 3 4 5 Tiếp

Số lượt truy cập:7,771,630 lượt

Số người online:270 người

© Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Định thiết kế và giữ bản quyền
Mong bạn đọc góp ý kiến. Thư điện tử liên hệ: trangtinvks_binhdinh@vks.gov.vn