Một số điểm mới nổi bật của Nghị định số 143/2020/NĐ-CP ngày 10/12/2020 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế

Ngày 10/12/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 143/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung mội số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế và Nghị định số 113/2018/NĐ-CP ngày 31/8/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP. Theo đó, Nghị định số 143/2020/NĐ-CP có một số điểm mới nổi bật, như sau:

Thứ nhất, quy định các trường hợp tinh giản biên chế
1. Điểm d khoản 1 Nghị định số 143/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung: Có chuyên ngành đào tạo không phù hợp với vị trí việc làm hiện đang đảm nhiệm nên không hoàn thành nhiệm vụ được giao...”.
So với điểm d khoản 2 Điều 1 Nghị định số 113/2018/NĐ-CP, quy định: “Có chuyên ngành đào tạo không phù hợp với vị trí việc làm hiện đang đảm nhiệm nên bị hạn chế về năng lực hoàn thành công việc được giao...”.   
Như vậy, Nghị định số 143/2020/NĐ-CP đã sửa tiêu chí xếp loại “bị hạn chế về năng lực hoàn thành công việc được giao” của Nghị định số 113/2018/NĐ-CPthành “không hoàn thành nhiệm vụ được giao”.
2. Điểm đ khoản 1 Nghị định số 143/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung: “Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cán bộ, công chức có 01 năm được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụnhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợphoặc không hoàn thành nhiệm vụ....”.
So với điểm đ khoản 2 Điều 1 Nghị định số 113/2018/NĐ-CP, quy định: “Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cán bộ, công chức được phân loại, đánh giá xếp vào mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực hoặc có 01 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp hoặc không hoàn thành nhiệm vụ… ”.
Như vậy, Nghị định số 143/2020/NĐ-CP đã sửa tiêu chí xếp loại “mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực” của Nghị định số 113/2018/NĐ-CPthành “mức hoàn thành nhiệm vụ”. Đồng thời, bỏ trường hợp “được phân loại, đánh giá xếp vào mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lựccủa Nghị định số 113/2018/NĐ-CP.
3. Điểm g khoản 1 Nghị định số 143/2020/NĐ-CP bổ sung: “hoặc trong năm trước liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặchoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội, có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh và của cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định của pháp luật ”.
Như vậy, Nghị định số 143/2020/NĐ-CP bổ sung thêm yêu cầu với năm trước liền kề có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do ốm đau bắt buộc phải có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh và của cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau mà Nghị định số 113/2018/NĐ-CP không quy định.
4. Ngoài các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 143/2020/NĐ-CP, còn 02 trường hợp cán bộ, công chức, viên chức thuộc đối tượng tinh giản biên chế vẫn thực hiện theo điểm a, b khoản 1 Điều 6 Nghị định 108/2014/NĐ-CP, đó là:
- Dôi dư do rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước hoặc do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự;
- Dôi dư do cơ cấu lại cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, nhưng không thể bố trí, sắp xếp được việc làm khác”.
Thứ hai, quy định chính sách về hưu trước tuổi
 
 
TT
 
 
Độ tuổi
 
 
Điều kiện BHXH
 
 
Chính sách
 
 
được hưởng
 
 
Nghị định 143
 
 
Nghị định
 
 
108, 113
 
Về hưu trước tuổi
 
1
So với tuổi nghỉ hưu tối thiểu:
- Tuổi thấp hơn tối đa đủ 05 tuổi;
- Tuổi thấp hơn tối thiểu đủ 02 tuổi.
Nam từ đủ 50 - 53 tuổi.
Nữ từ đủ 45 - 48 tuổi.
Đủ 20 năm đóng BHXH trở lên, trong đó:
- Có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; hoặc
- Có đủ 15 năm làm việc ở nơi có điều kiện đặc biệt khó khăn bao gồm cả nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên
- Hưởng chế độ hưu trí
- Không bị trừ tỷ lệ lương hưu vì nghỉ hưu trước tuổi.
- Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi;
- Được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho 20 năm đầu công tác, có đóng đủ BHXH, từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng BHXH được trợ cấp ½ tháng tiền lương.
2
So với tuổi nghỉ hưu quy định tại 
 (Từ năm 2021, nam là đủ 60 tuổi 03 tháng, nữ là đủ 55 tuổi 04 tháng. Sau đó, cứ mỗi năm, nam tăng thêm 03 tháng, nữ tăng thêm 04 tháng):
- Có tuổi thấp hơn tối đa đủ 05 tuổi;
- Có tuổi thấp hơn tối thiểu đủ 02 tuổi.
- Nam đủ 55 - 58 tuổi;
- Nữ đủ 50 - 53 tuổi.
Có thời gian đóng BHXH đủ 20 năm trở lên.
- Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.
- Được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho 20 năm đầu công tác, có đóng đủ BHXH, từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng BHXH được trợ cấp ½ tháng tiền lương.
- Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi.
3
 
Có tuổi thấp hơn 02 tuổi so với tuổi nghỉ hưu tối thiểu quy định tại khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động (Tuổi nghỉ hưu thấp hơn không quá 05 tuổi so với trường hợp bình thường nêu tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động).
 
- Nam trên 53 tuổi đến dưới 55 tuổi;
- Nữ trên 48 tuổi đến dưới 50 tuổi.
Đủ 20 năm đóng BHXH trở lên:
- Đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
- Hoặc đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.
- Chế độ hưu trí;
- Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.
Thứ ba, quy định điều kiện hưởng chính sách khi chuyển sang đơn vị khác
Khoản 3 Điều 1 Nghị định số 143/2020/NĐ-CPsửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 9 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP, các đối tượng tinh giản biên chế nhưng không được hưởng chính sách khi chuyển sang làm việc tại các đơn vị không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách Nhà nước, gồm:  
- Đã làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập khi đơn vị chuyển đổi sang tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư hoặc doanh nghiệp hoặc cổ phần hóa vẫn được giữ lại làm việc (trước đây khoản 2 Điều 9 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP quy định chỉ có chuyển đổi sang doanh nghiệp hoặc cổ phần hóa).
- Người có tuổi thấp hơn đủ 03 tuổi so với tuổi nghỉ hưu tối thiểu tại khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động (trước đây khoản 2 Điều 9 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP quy định đủ 52 tuổi trở lên đối với nam, đủ 47 tuổi trở lên đối với nữ), có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên; người có tuổi thấp hơn đủ 03 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động, có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên (trước đây khoản 2 Điều 9 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP quy định đủ 57 tuổi trở lên đối với nam, đủ 52 tuổi trở lên đối với nữ).
Thứ tư, quy địnhchính sách thôi việc ngay
Khoản 4 Điều 1 Nghị định 143/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 10 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP về chính sách thôi việc ngay, như sau:
 
 
TT
 
 
Độ tuổi
 
 
Điều kiện BHXH
 
 
Chính sách
 
 
được hưởng
 
 
Nghị định 143
 
 
Nghị định 108
 
 
Chính sách thôi việc ngay
 
1
Tuổi tối đa thấp hơn 02 tuổi so với tuổi nghỉ hưu tối thiểu tại khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động.
- Nam dưới 53 tuổi;
- Nữ dưới 48 tuổi.
Không đủ điều kiện để hưởng chính sách về hưu trước tuổi ở mục (1) ở trên.
- 03 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm;
- 1,5 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng BHXH.
2
Tuổi thấp hơn 02 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động.
- Nam dưới 58 tuổi;
- Nữ dưới 53 tuổi.
Không đủ điều kiện để hưởng chính sách về hưu trước tuổi ở mục (2) ở trên.
Thứ năm, quy định thời hạn hưởng chính sách tinh giản biên chế
Khoản 8 Điều 1 Nghị định số 143/2020/NĐ-CPsửa đổi Điều 24 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP, quy định các chế độ, chính sách quy định được áp dụng đến hết ngày 31/12/2030. So với Nghị định 108/2014/NĐ-CP,quy định các chế độ, chính sách quy định được áp dụng đến hết ngày 31/12/2021. Như vậy, các các chế độ, chính sách tinh giản biên chế của Nghị định số 143/2020/NĐ-CP sẽ được áp dụng đến hết ngày 31/12/2030.
Về hiệu lực thi hành Nghị định số 143/2020/NĐ-CP, như sau: Nội dung quy định tại mục thứ nhất thứ năm có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/12/2020. Các nội dung quy định tại mục thứ hai, thứ ba thứ tưhiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021.  
Thực hiện chủ trương tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo tinh thần Nghị quyết 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị, những nội dung sửa đổi, bổ sung của Nghị định số 143/2020/NĐ-CP nhằm phù hợp với các quy định tại Bộ luật Lao động năm 2019 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2021) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chứcnăm 2019 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2020). Đồng thời, đảm bảo đạt được các mục tiêu về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; thu hút những người có đức, có tài vào hoạt động công vụ trong các cơ quan Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội, đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, tiết kiệm, giảm chi thường xuyên, cải cách chính sách tiền lương mà Đảng, Nhà nước ta đã đề ra./.  
                                                                                                Quốc Việt
 

CÁC BÀI LIÊN QUAN

Trở về 1 2 3 4 5 Tiếp

Số lượt truy cập:7,724,290 lượt

Số người online:343 người

© Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Định thiết kế và giữ bản quyền
Mong bạn đọc góp ý kiến. Thư điện tử liên hệ: trangtinvks_binhdinh@vks.gov.vn