Thông báo rút kinh nghiệm về việc giải quyết và kiểm sát việc giải đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp

Vào các ngày 09-10-11 tháng 5 năm 2016, Phòng 12- Viện KSND tỉnh Bình Định phối hợp với các Phòng 9-10-11 kiểm tra công tác kiểm sát theo chuyên đề theo Kế hoạch số 440/KH-VKS-VP ngày 12/42016 của Viện KSND tỉnh Bình Định tại Viện KSND huyện Hoài Nhơn, Phù Mỹ và Viện KSND thành phố Quy Nhơn; Đoàn kiểm tra Viện KSND tối cao kiểm tra công tác tiếp công dân, giải quyết và kiểm sát việc giải quyết đơn khiếu nại trong hoạt động tư pháp tại Phòng 12- Viện KSND tỉnh và Viện KSND thành phố Quy Nhơn, trong 03 ngày từ ngày 23 đến ngày 25 tháng 5 năm 2016 theo Quyết định số 158/QĐ-VKSTC-V9, ngày 29/3/2016 và Kế hoạch số 40/KH-VKSTC-V9, ngày 30/3/2016 của Viện KSND tối cao. Qua 02 cuộc kiểm tra, Phòng 12- Viện KSND tỉnh Bình Định thấy cần phải thông báo rút kinh nghiệm về những thiếu sót để Viện KSND các huyện, thị xã An Nhơn và thành phố Quy Nhơn khắc phục trong thời gian đến, cụ thể:

1.  Về sổ tiếp công dân:

 

Phải ghi chép đầy đủ, chi tiết nội dung trong tất cả các cột mục có trong sổ và bắt buộc phải ghi giấy tờ tùy thân ( CMND) của công dân đến khiếu nại, tố cáo và phải có chữ ký ( điểm chỉ) ghi rõ họ tên của họ; nếu có nhận đơn, tài liệu mà công dân cung cấy thì ghi rõ tài liệu gì, bản chính hay phô tô còn nếu không nhận đơn và tài liệu cũng phải ghi rõ để tránh trường hợp khiếu nại sau này về việc mất đơn và tài liệu.

 

2. Về sổ theo dõi và quản lý đơn khiếu nại, tố cáo.

 

Đối với  sổtheo dõi và quản lý đơn khiếu nại, tố cáo, ngoài việc phản ánh đầy đủ, cụ thể, chi tiết nội dung đơn khiếu nại, tố cáo trong các cột mục, cần lưu ý  ghi chép cột 2 : nguồn đơn đến,ngày, tháng, năm nhận đơn ( đa số các đơn vị không ghi cột này) và cột 14: Kết quả giải quyết. Qua kiểm tra thấy rằng,cán bộ, KSV làm công tác giải quyết và kiểm sát giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp chỉ nắm được số lượng đơn chuyển cho các cơ quan tư pháp còn kết quả giải quyết của các cơ quan này đến đâu đều nắm không chính xác. Do vậy, cột mục 14 : Kết quả giải quyết bỏ trống hoặc có ghi thì cũng chỉ ghi vài đơn trong sổ.

 

3. Đối với đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát

 

Sau khi xác định đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát, cần thông báo việc thụ lý đơn và thời hạn giải quyết đơn cho người khiếu nại biết để họ không phải đi lại, gửi đơn nhiều lần đến các cơ quan khác và phải lập Kế hoạch xác minh được lãnh đạo phê duyệt. Trước khi thụ lý giải quyết đơn thuộc thẩm quyền cần lưu ý thời hiệu khiếu nại và trong quá trình giải quyết phải tuân thủ đúng quy định về thời hạn, trình tự giải quyết khiếu nại, tố cáo theo luật định. Tránh trường hợp ban hành Quyết định giải quyết đơn quá hạn luật định.

 

4. Đối với đơn thuộc thẩm quyền kiểm sát việc giải quyết:

 

Cần phối hợp với các cơ quan tư pháp cùng cấp (CA-TA-THA) trong việc rà soát, đối chiếu việc giải quyết đơn  khiếu nại do Viện Kiểm sát chuyển đến để có sự thống nhất về số liệu báo cáo và kết quả giải quyết. Nếu có cơ sở xác định dấu hiệu vi phạm hoặc có căn cứ kết luận vi phạm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp( điểm a khoản 2 Điều 18/Quy chế  51) hoặc  theo yêu cầu cơ quan có thẩm quyền (điểm b khoản 2 Điều 18/Quy chế  51) thì áp dụng các biện pháp kiểm sát, được quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều 18 Quy chế 51( a/ Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền ra văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo. b/ Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cấp mình, cấp dưới và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát. c/ Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến giải quyết khiếu nại, tố cáo cho Viện kiểm sát). Lưu ý: Trong tố tụng dân sự và tố tụng hành chính chỉ được áp dụng các biện pháp quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều 18/Quy chế 51; trong thi hành án dân sự chỉ được áp dụng các biện pháp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 18/Quy chế 51)

 

5. Đối với biện pháp trực tiếp kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan có thẩm quyền.

 

Biện pháp trực tiếp kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan có thẩm quyền, được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 18/Quy chế 51. Theo đó, biện pháp kiểm sát trực tiếp chỉ được áp dụng trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự và trong thi hành án hình sự.Quy định nàyđược nêu rõ tại điểm a khoản 3 Điều 18/Quy chế 51.Vừa qua, có đơn vịViện kiểm sát huyệnlại ra Quyết định trực tiếp kiểm sát việc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáotại Cơ quan Thi hành án dân sự cùng cấp là không đúng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 18/Quy chế 51. Do vậy, từ nay đến cuối năm, trước khi áp dụng biện pháp trực tiếp kiểm sát, các đơn vị Viện KSND huyện, thị xã An Nhơn và thành phố Quy Nhơn cần nghiên cứu kỹ Điều 18/Quy chế 51 để áp dụng các biện pháp kiểm sát cho chính xác, đúng quy định.

 

Khâu đột phá năm 2016 của toàn ngành đối với công tác kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp là: “Nâng cao chất lượng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp”. Quy chế 51 của Viện KSND tối cao ban hành ngày 02/02/2016, theo Kế hoạch số 67/KH-VKSTC-V12 ngày 17/5/2016 của Viện KSND tối cao, ngày 04/8/2016 sẽ tập huấn trong toàn ngành về Quy chế này.Vì Quy chế 51 vừa mới ban hành, chưa được tập huấn chuyên sâu, do vậy, trong quá trình vận dụng cần thận trọng để tránh những sai sót.

 

Để khắc phục những sai sót tương tự có thể xảy ra như đã nêu trên và để  thực hiện có hiệu quả khâu đột phá trong năm 2016,  Phòng 12- Viện KSND tỉnh Bình Định ban hành Thông báo rút kinh nghiệm này để Viện KSND các huyện, thị xã An Nhơn và thành phố Quy Nhơn rút kinh nghiệm chung./.

 

Nguyễn Văn Lương

CÁC BÀI LIÊN QUAN

Trở về 1 2 3 4 5 Tiếp

Số lượt truy cập:7,780,333 lượt

Số người online:373 người

© Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Định thiết kế và giữ bản quyền
Mong bạn đọc góp ý kiến. Thư điện tử liên hệ: trangtinvks_binhdinh@vks.gov.vn