Đảng bộ, Đảng ủy, UBKT Đảng ủy Viện KSND tỉnh được Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh công nhận Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2020

Ngày 28/01/2021, Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021.

Qua 01 năm thực hiện nhiệm vụ, với sự lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp sâu sát của Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Viện KSND tỉnh cùng sự cố gắng, đoàn kết của từng cán bộ, đảng viên, Đảng ủy Viện KSND tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo Đảng bộ, các chi bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng Ngành. Sự cố gắng đó được ghi nhận tại Hội nghị, Đảng bộ Viện KSND tỉnh là 01 trong 18 tổ chức cơ sở đảng được công nhận “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2020” trong số 76 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh Bình Định; đồng thời tập thể Đảng ủy Viện KSND tỉnh cũng là 01 trong 18 tập thể cấp ủy cơ sở được công nhận “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2020”. Trong đợt này, UBKT Đảng ủy Viện KSND tỉnh cũng vinh dự được nhận Giấy khen của Ban Thường vụ Đảng ủy Khối vì hoàn thành xuất sắc công tác kiểm tra, giám sát năm 2020 

Đồng chí Trần Văn Sang - Bí thư Đảng ủy Viện KSND tỉnh (người đứng thứ 2 nhìn từ trái sang) nhận Giấy khen của Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh
Trên cơ sở thành tích đạt được, Đảng bộ Viện KSND tỉnh Bình Định tiếp tục xác định các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp năm 2021 nhằm lãnh đạo hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chính trị tư tưởng; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và đẩy mạnh cải cách hành chính; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận và hoạt động của các đoàn thể chính trị - xã hội trong Đảng bộ.
1. Lãnh đạo cán bộ, đảng viên và quần chúng hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao
Phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu nghiệp vụ theo Nghị quyết số 96/2019/QH14 của Quốc hội về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác của Viện KSND và hệ thống chỉ tiêu nghiệp vụ của ngành kiểm sát, được Viện KSND tối cao công nhận Viện KSND tỉnh Bình Định là “Tập thể lao động xuất sắc”.
Chủ động, phối kết hợp với các cơ quan chức năng đẩy nhanh hơn nữa tiến độ giải quyết án hình sự.Tiếp tục đổi mới công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự; tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra và nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa; xây dựng kế hoạch khắc phục những tồn tại, hạn chế năm 2020, phấn đấu giảm tỷ lệ án trả điều tra bổ sung giữa Viện kiểm sát và cơ quan điều tra dưới 2%; giữa TA và VKS dưới 1,8%, giảm án hình sự bị hủy để giải quyết lại dưới 04 vụ.
Nâng cao chất lượng kiểm sát hoạt động tư pháp trên các lĩnh vực. Tăng cường kiểm sát các bản án, quyết định của Tòa án, kịp thời phát hiện vi phạm, nâng cao chất lượng kiến nghị, kháng nghị phúc thẩm, đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm. Thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn của Viện KSND trong kiểm sát, giải quyết các vụ án hành chính, các vụ, việc dân sự; giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp. Phấn đấu án dân sự, hành chính bị hủy để giải quyết lại có trách nhiệm của VKS giảm dưới 4,8% đối với án dân sự và dưới 5% đối với án hành chính.
Thực hiện tốt phương châm “Đoàn kết, đổi mới, trách nhiệm, kỷ cương, thực chất, hiệu quả, hướng về cơ sở”; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu; tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ, đảng viên; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra toàn diện, theo chuyên đề và đột xuất trong việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật công vụ, trật tự nội vụ trong Ngành, nâng cao trách nhiệm trong công tác hướng dẫn, trả lời thỉnh thị cho cấp huyện nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Ngành. 
2. Đổi mới nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; tiếp tục đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, ngăn chặn suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên và quần chúng trong Đảng bộ
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy các tổ chức đảng, trách nhiệm của các chi ủy, chi bộ đối với công tác chính trị tư tưởng; Bí thư cấp ủy là người chịu trách nhiệm cao nhất, trực tiếp phụ trách và chỉ đạo công tác chính trị tư tưởng của đảng bộ, chi bộ.
Đẩy mạnh việc phổ biến, quán triệt, tổ chức thực hiện và sơ, tổng kết các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng theo đúng tinh thần chỉ đạo của Tỉnh ủy và Đảng ủy khối nhằm củng cố nhận thức, lập trường quan điểm và năng lực vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn công tác của mỗi cán bộ, đảng viên.
Chú trọng công tác tuyên truyền, tổ chức sinh hoạt, ôn lại truyền thống, giáo dục đạo đức cách mạng, lòng yêu nước, nâng cao tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái... nhân các ngày lễ lớn và các sự kiện chính trị trọng đại của đất nước, của ngành cho cán bộ, đảng viên và quần chúng trong Đảng bộ theo hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Đảng ủy Khối.
Trong sinh hoạt chi bộ phải xác định công tác chính trị tư tưởng là nội dung hàng đầu; kịp thời phê bình, góp ý hoặc trao đổi, mở rộng những vấn đề liên quan đến tư tưởng chính trị, quan hệ xã hội, phẩm chất đạo đức, lối sống của đảng viên, quần chúng trong cơ quan, nhất là những vấn đề tiêu cực, gia trưởng, nhũng nhiễu, chạy chức, chạy quyền, “lợi ích nhóm” nhằm quản lý tốt đảng viên cả về chính trị, tư tưởng và đạo đức, lối sống.
Đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thành việc làm thường xuyên của tất cả các tổ chức đảng, đoàn thể và mỗi cán bộ, đảng viên, quần chúng. Phối hợp với Viện trưởng Viện KSND tỉnh sửa đổi chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử văn hóa trong ngành, cơ quan, đơn vị cho phù hợp với quy định của Đảng, Nhà nước và của Ngành. Tập trung phát hiện những mô hình hay, nhân tố mới, xây dựng tập thể, cá nhân điển hình, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong cán bộ, đảng viên và quần chúng về nhận thức và hành động “làm theo” tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổ chức cuộc thi kể chuyện về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong toàn ngành gắn với chức năng, nhiệm vụ của Ngành; qua đó liên hệ địa phương, đơn vị, cá nhân về thực hiện lời dạy của Bác đối với cán bộ kiểm sát phải “công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”.
3. Xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh
Nâng cao trách nhiệm nêu gương của cấp ủy đảng, người đứng đầu cấp ủy và lãnh đạo cơ quan, đơn vị, góp phần tăng cường niềm tin của quần chúng, nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức lối sống trong sáng và trình độ chuyên môn tốt.
Thực hiện đúng quy định về nền nếp và nguyên tắc sinh hoạt chi bộ. Chú trọng việc đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt chi bộ, khắc phục tính hình thức, đơn điệu. Tổ chức các cuộc họp sinh hoạt chi bộ rút kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Phát huy vai trò lãnh đạo của chi bộ và trí tuệ của toàn thể đảng viên nhằm đề ra nghị quyết cụ thể, xác thực, góp phần quan trọng vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị. Trong sinh hoạt chi bộ cần tạo không khí cởi mở, chân thành để đảng viên thể hiện chính kiến và bộc lộ tâm tư, nguyện vọng của mình; chi ủy, chi bộ cần lắng nghe, tiếp thu những ý kiến chính đáng của đảng viên và quần chúng, tạo điều kiện cho đảng viên và quần chúng giám sát hoạt động của chi bộ, chi ủy.
Thực hiện nghiêm túc việc kiểm điểm, tự phê bình và phê bình trong cấp ủy, tổ chức đảng và mỗi cán bộ, đảng viên; nêu cao tính tiền phong, gương mẫu của bí thư cấp ủy, đảng viên là cán bộ lãnh đạo, quản lý, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của bí thư cấp ủy, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong mối quan hệ với tập thể cấp ủy, cơ quan, đơn vị.
Đổi mới công tác tổ chức, cán bộ, tiếp tục phát huy vai trò của cấp ủy trong việc tham gia ý kiến về công tác tổ chức, cán bộ của cơ quan, đơn vị. Thường xuyên rà soát, củng cố tổ chức, bộ máy của cơ quan phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao trong tình hình mới. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, tuyển dụng, luân chuyển, quản lý, sử dụng cán bộ của cơ quan bảo đảm khách quan, đúng quy định.
Đẩy mạnh công tác kết nạp đảng viên mới, bảo đảm cả về số lượng và chất lượng. Thực hiện nghiêm túc, đúng quy định công tác bảo vệ chính trị nội bộ.
4. Nâng cao chất lượng, tăng cường tính chủ động trong công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, giáo dục để phòng tránh những trường hợp sai phạm

Đồng chí Bùi Quang Nhựt tặng Giấy khen cho UBKT Đảng ủy Viện KSND tỉnh 
Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác kiểm tra, giám sát của Đảng bộ, bảo đảm vai trò lãnh đạo của các cấp ủy, giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật của Đảng, góp phần xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh.
Xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát toàn khóa và từng năm của cấp ủy, cụ thể hoá các nội dung kiểm tra, giám sát và có biện pháp phù hợp để thực hiện có hiệu quả chương trình đề ra.
Tăng cường vai trò của cấp ủy trong lãnh đạo và chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát; tăng cường giám sát chuyên đề, kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh ủy, của Đảng ủy Khối.
Đề cao vai trò, trách nhiệm của Ủy ban kiểm tra Đảng ủy trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, kịp thời, chủ động phát hiện và kiểm tra tổ chức đảng, đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm, giải quyết đơn thư tố cáo, khiếu nại theo quy định của Đảng.
Hàng năm, Đảng ủy và Uỷ ban kiểm tra Đảng ủy tiến hành kiểm tra, giám sát từ 30 đến 50% chi bộ trực thuộc, giám sát từ 01 đến 02 Đảng ủy viên. Các chi bộ kiểm tra 50 % đảng viên, giám sát 10 đến 15 % đảng viên.
Củng cố, kiện toàn Ủy ban kiểm tra Đảng ủy; xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra ngày càng nâng cao hơn về chuyên môn, nghiệp vụ. Định kỳ hàng năm cử cán bộ tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác kiểm tra, giám sát theo yêu cầu của Đảng ủy Khối.
5. Tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và cải cách hành chính
Cấp uỷ đảng trong các đơn vị trực thuộc tham mưu lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và hoàn chỉnh cơ chế, chính sách ngăn ngừa tham nhũng, kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, làm cho cán bộ, đảng viên nhận thức sâu sắc hơn về ý nghĩa của thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí, tiến hành cải cách hành chính trong cơ quan, tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh dân chủ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Đề cao trách nhiệm của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ, đặc biệt ở những lĩnh vực nhạy cảm có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Nâng cao tính tiên phong, gương mẫu của tổ chức đảng và đảng viên, tăng cường vai trò của chi bộ trong quản lý, giáo dục đảng viên; bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, đơn vị; cấp uỷ các cấp phối hợp với lãnh đạo cơ quan, đơn vị trong việc chỉ đạo cán bộ, đảng viên, công chức thực thi các nhiệm vụ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra các hành vi tham nhũng.
6. Tăng cường công tác dân vận, gắn với xây dựng cơ quan, đơn vị văn hóa và các tổ chức đoàn thể vững mạnh
Xây dựng tổ chức công đoàn trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả. Kiện toàn tổ chức Đoàn thanh niên CS HCM cơ quan. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đối với các tổ chức quần chúng trong các cơ quan, đơn vị.
Phát huy vai trò của cán bộ dân vận trong việc tham mưu cho cấp ủy các cấp lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của các tổ chức quần chúng.
Chỉ đạo xây dựng và kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.
Chỉ đạo chặt chẽ công tác giáo dục, bồi dưỡng lý luận, thông tin thời sự, nâng cao bản lĩnh chính trị và năng lực hoạt động thực tiễn cho đoàn viên, hội viên.
Đảng ủy tiếp tục quan tâm và định hướng hoạt động của các tổ chức, đoàn thể trong Đảng bộ. Đổi mới và nâng cao hiệu quả phối hợp hoạt động giữa các đoàn thể chính trị - xã hội trong công tác xây dựng Đảng và xây dựng cơ quan.
Chỉ đạo tổ chức công đoàn thường xuyên đổi mới nội dung và phương thức hoạt động để công đoàn thực sự là nơi tập hợp lực lượng quần chúng, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị.
Chỉ đạo đoàn thanh niên tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác đoàn và phong trào thanh niên, hướng về các phong trào do Tỉnh Đoàn, Đoàn Khối phát động. Phát huy các nguồn lực trong triển khai hoạt động của thanh niên; hướng đoàn viên, thanh niên vào hoạt động chuyên môn phù hợp, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của các cơ quan, đơn vị.
Phối hợp với lãnh đạo cơ quan, đơn vị xây dựng cơ quan văn hóa, nếp sống văn minh, môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp, chỉ đạo các đoàn thể xây dựng và thực hiện nền nếp, có hiệu quả các sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao; khuyến khích cán bộ, đảng viên, công chức và người lao động trực tiếp tham gia các hoạt động văn hóa, các hoạt động ngoại khóa, uống nước nhớ nguồn, từ thiện, nhân đạo... ./.
                                                                             Hoàng Huynh Thủy

 

CÁC BÀI LIÊN QUAN

Trở về 1 2 3 4 5 Tiếp

Số lượt truy cập:7,780,336 lượt

Số người online:388 người

© Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Định thiết kế và giữ bản quyền
Mong bạn đọc góp ý kiến. Thư điện tử liên hệ: trangtinvks_binhdinh@vks.gov.vn